Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Bài 17: II Các Vua 6:24-7:20 NHỮNG TÌNH TIẾT SAU CÙNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA ÊLISÊ SAMARI DƯỚI SỰ BAO VÂY CỦA SYRIA


Bài 17
Những tình tiết sau cùng
trong đời sống của Êlisê
(II Các Vua 6:24 -7:20)
Samari dưới
sự bao vây của quân Syri
(6:24 – 7:20)
“Sau các điều đó, Bên-Ha-đát, vua Sy-ri, nhóm cả đạo binh mình, đi lên vây thành Sa-ma-ri. Trong Sa-ma-ri đang có sự đói kém lớn lắm, thành bị vây hãm lâu ngày, đến đỗi một cái đầu lừa bán tám mươi siếc lơ bạc, và một góc tư ô phân bò câu bán năm siếc lơ bạc. Khi vua Y-sơ-ra-ên đi ngang qua trên tường thành, có một người đàn bà kêu người rằng. Ôi vua chúa tôi, xin cứu tôi! Vua nói. Nếu Đức Giê-hô-va không cứu ngươi, thì ta lấy đâu đặng cứu ngươi? Bởi sân đạp lúa hay là bởi nơi ép rượu sao? Vua lại rằng. Ngươi có chi? Nàng thưa rằng. Đàn bà này nói với tôi rằng. Hãy cho con trai chị, hầu ngày nay chúng ta ăn thịt nó; ngày mai chúng ta sẽ ăn thịt con trai ta. Vậy, chúng tôi có nấu thịt con trai tôi và ăn. Ngày mai tôi có nói với người rằng. Hãy cho con trai chị, hầu chúng ta ăn nó. Nhưng người có giấu con trai mình. Khi vua nghe lời của người đàn bà này, thì xé quần áo mình. Bấy giờ, người đang đi ngang qua trên tường thành, dân sự xem thấy người phía trong mặc cái bao sát vào thịt mình. Vua la lên rằng. Nếu ngày nay đầu của Ê-li-sê, con trai của Sa-phát, hãy còn ở trên vai nó, nguyện Đức Chúa Trời xử ta cách nặng nề! Ê-li-sê đang ngồi trong nhà mình, và các trưởng lão ngồi chung quanh người, thì vua sai một sứ giả đi trước mình đến cùng tiên tri. Nhưng khi sứ giả chưa đến, Ê-li-sê nói với các trưởng lão rằng. Kìa, hãy xem, con kẻ sát nhân kia sai người đến đặng cắt đầu ta. Khá coi chừng. vừa khi sứ giả đến, hãy đóng cửa lại, dùng cửa xô đuổi nó đi. Các ngươi há chẳng nghe tiếng bước của chủ nó sau lưng nó sao? Người còn đang nói, chúng thấy sứ giả đến. Vua cũng đến, nói với Ê-li-sê rằng. Tai nạn này đến bởi Đức Giê-hô-va. Vậy, ta còn trông cậy nơi Đức Giê-hô-va làm chi?”
“Ê-li-sê bèn nói rằng. Hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Đức Giê-hô-va phán như vầy. Ngày mai, tại giờ này, nơi cửa thành Sa-ma-ri, một đấu bột lọc sẽ bán một siếc lơ, và hai đấu lúa mạch sẽ bán một siếc lơ. Quan cai nâng đỡ vua, đáp với người Đức Chúa Trời rằng. Dầu cho Đức Giê-hô-va mở các cửa sổ trên trời, điều đó há có được sao? Ê-li-sê đáp. Chính mắt ngươi sẽ thấy, nhưng ngươi không đặng ăn đến”.
Sự nhắc tới việc vây thành Samari trong câu 24 đứng đối chiếu mạnh mẽ với tình trạng bình an đã kết quả từ chức vụ của Êlisê. Bao lâu sau đó thì chúng ta không được biết, nhưng khi Bên Ha-đát đến vây thành Samari thì Kinh thánh nói tới. Một trong những sứ điệp của các vị tiên tri, và điều nầy không nghi ngờ chi nữa là sự thực của cả hai: Êli và Êlisê, là để nhắc cho Israel nhớ rằng Đức Chúa Trời đã hứa chúc phước cho sự vâng theo giao ước của Ngài với họ, nhưng rủa sả cho sự bất tuân. Chắc chắn là cơn lắng dịu tạm thời do chức vụ của Êlisê mang lại đã được ấn định một cách thiêng liêng để nhắc cho Israel nhớ tới tình yêu không phai và sự dính dáng của Đức Chúa Trời trong hiện tại đối với dân sự của Ngài. Đức Chúa Trời đã sai phái và xác định uy quyền những người như Êli và Êlisê bằng những phép lạ mà Ngài đã làm ra qua những con người nầy thuộc về Đức Chúa Trời, nhưng điển hình (đặc biệt ở vương quốc phía Bắc) chẳng có một bằng chứng nào cho thấy Israel hay các vua của nó chịu ăn năn. Vì vậy khi giữ lời cảnh cáo của Ngài trong Phục truyền luật lệ ký 28-30, Đức Chúa Trời đã rút lại bàn tay bảo hộ của Ngài. Kết quả là, Israel đã đối mặt với một cuộc xâm lược đủ mọi cấp độ của người Aram (Syri). Quân Aram đã rất thành công, họ có thể xâm nhập vào đất của Israel và đặt thành phố Samari dưới sự vây hãm.
Khoảng thời gian và tính nghiệt ngã của cuộc vây hãm đã được thấy trong nạn đói cực kỳ dẫn tới tình trạng khan hiếm thậm chí một cái đầu lừa, có ít thịt trên cái đầu lừa đó, đã được rao bán 80 siếc lơ bạc (khoảng hai cân bạc) và một phần tư ô phân bồ câu (chất lượng không bảo đảm) đã được bán với giá 5 siếc lơ bạc (khoảng hai lượng bạc). Theo luật pháp Cựu Ước, con lừa là con vật không sạch và người ta không được ăn thịt nó dù là trường hợp nào đi nữa (xem Lêvi ký 11.2-7; Phục truyền luật lệ ký 14.4-8), nhưng nạn đói tồi tệ đến nỗi không những họ bất chấp những điều luật về sự ô uế, mà phần đầu không có bao nhiêu thịt lại rất đắt giá như thế. Phân của chim bồ câu có lẽ đề cập tới loại gạo hạt nhỏ, bản Kinh thánh NIV chép: “một góc tư ô hạt đậu giống đã được bán với giá 5 siếc lơ”, mặc dù bản gốc đọc câu nầy là “phân bồ câu”.
Nhưng có nhiều vấn đề đã phát sinh tồi tệ đến nỗi khi nhà vua đang đi trên bức tường thành, có lẽ thị sát tình hình, ông gặp phải một trường hợp ăn thịt đồng loại mình. Sự việc nầy hiển nhiên đã làm cho lòng ông phải đau đớn, nhưng thay vì ăn năn về sự bất tuân và thất bại của chính mình không bước theo Chúa và chấp nhận sự thực nạn đói là một sự phán xét đến từ Đức Chúa Trời dành cho sự bất tuân của Israel, ông nhìn vào cái đầu lừa rồi không những đổ thừa cho Êlisê, mà còn thề phải thấy ông ta bị đặt vào án tử hình nữa (câu 31).
Thay vì thề đánh hạ mấy con bò ở Đan và Bê-tên, hay để cho luật pháp có hiệu lực của nó nghịch lại các tiên tri Ba-anh và các lùm cây, ông ta lại thề sự chết của Êlisê, câu 31.
Tại sao ông ta đổ thừa cho Êlisê không thấy nói tới. Có lẽ ông ta nghĩ Êlisê đã cầu nguyện xin một phép lạ như ông đã làm trong quá khứ. Hoặc có lẽ ông ta nghĩ lại và tưởng Êlisê sẽ ra lịnh cho quân Syri chết hết khi họ nắm quân Syri trong tay, trong các bức tường thành của họ. Quyển Chú giải Kinh thánh NIV đã nói tới sự việc nầy trong các câu 31-33.
Giận dữ và đổ thừa cho Êlisê về toàn bộ sự việc, ông ta đã phái một sứ giả đến bắt và chặt đầu Êlisê. Tuy nhiên, khi ông ta đích thân đến, ông đã chạy theo sứ giả của mình, hy vọng giữ tay sứ giả lại. Bởi sự soi sáng thiêng liêng, Êlisê biết rõ các chi tiết của toàn bộ tình tiết và đã diễn giải cho các trưởng lão nào có mặt với ông chận cánh cửa nhà lại, cho tới khi Giô-ram vượt qua mặt những kẻ hành quyết do ông ta sai đến. Khi nhà vua đến, ông ta đã được cho vào trong nhà. Bị thuyết phục rằng Đức Giêhôva đã công bố số phận của thành phố, Giô-ram đã có mọi sự nhưng không chấp nhận bất cứ hy vọng nào về sự giải cứu của Đức Giêhôva. Tuy nhiên, có lẽ sự nhận biết của ông ta rõ rằng mọi sự đã diễn ra là đến từ Đức Giêhôva, kèm theo với nó là hy vọng Đức Chúa Trời sẽ can thiệp cách lạ lùng. Sự kềm chế của sứ giả và lời lẽ của nhà vua cho thấy niềm hy vọng của sự giải cứu thiêng liêng. Sự yên ủi ấy Êlisê sẽ ban bố ra.
Vậy, Êlisê biết rõ nhà vua đã thay đổi tâm ý về lịnh lạc của mình đối với cái chết của Êlisê, điều nầy rõ ra là bởi sự kiện Êlisê nhờ các trưởng lão chống cánh cửa nghịch lại sứ giả cho tới chừng nhà vua đến để thu hồi lịnh lại.
Khi nhà vua đến, không những ông ta nhìn nhận nạn đói là một sự phán xét đến từ Đức Giêhôva, mà ông còn tin những việc vô vọng đến nỗi không còn có giải pháp nào khác hơn là đầu hàng quân Syri. Êlisê không nghi ngờ chi nữa đã bảo nhà vua phải ăn năn và chờ đợi nơi Đức Giêhôva để được giải cứu, nhưng nhà vua trong sự vô tín của mình đã sẵn sàng đầu hàng.
Bất chấp, Đức Giêhôva đã bước ra trong ân điển và sự thương xót của Ngài đã tỏ ra qua Êlisê sự giải cứu ấy (cứu cánh của nạn đói và sự cường điệu) sẽ đến một cách lạ lùng trong ngày hôm sau (7.1). Nhưng một sự giải cứu thình lình như thế làm sao xảy ra cho được chứ? Nhà vua không nghi ngờ chi nữa đã tin theo, vì chẳng có một lời bình nào ra từ ông và chắc chắn ông không còn tìm cách lấy mạng của Êlisê nữa, nhưng viên quan nhất phẩm của ông đã xem thường lời hứa của Êlisê giống như nhiều người ngày nay xem thường mọi lời hứa của Ngôi Lời vậy.
Lời lẽ của viên quan kia đầy dẫy với chế nhạo và cả lố lời mai mỉa, châm chọc, như thể muốn nói: “Ôi chao, Đức Giêhôva giờ đây đang làm mấy cánh cửa sổ ở trên trời kìa! Làm gì có được? Chẳng lẽ lời nói của ông có hiệu lực ghê như vậy ư?” Dù viên quan ấy có tưởng đến câu Kinh thánh (Sáng thế ký 7.11) hay những cánh cửa sổ ở trên trời của hệ thống thờ lạy Ba-anh trù phú là không chắc chắn. Trong bất cứ trường hợp nào ông ta đang chỉ trích, phê phán toàn bộ sự việc.
Vị tiên tri quyết chắc với vị quan kia của Giô-ram rằng không những lời tiên tri sẽ biến thành hiện thực, mà viên quan nầy còn nhìn thấy sự ấy với chính mắt của mình. Tuy nhiên, ông ta sẽ không ăn được bất kỳ thứ gì trong số đó! Tính hoài nghi không có đức tin của ông ta đã khiến cho ông ta mất đi ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên dân sự.
Trong bối cảnh nầy, nhà vua đã thất vọng còn quan nhất phẩm của ông ta thì chế giễu. Mọi việc dường như hoàn toàn khó. Nhưng mức độ cùng cực của chúng ta là cơ hội của Đức Chúa Trời để chứng tỏ quyền phép của Ngài vì những mục đích riêng của Ngài, để chúng ta có thể học biết Ngài có quyền làm trổi hơn mọi việc chúng ta cầu xin và suy tưởng (Êphêsô 3.20). Nhưng thực vậy, Đức Giêhôva hành động vì dân sự của Ngài khi họ đến với tận cùng của bản thân họ và thấy sức lực của họ không còn nữa (Phục truyền luật lệ ký 32.36; II Cô-rinh-tô 12.9-10).
Sau cùng, lời lẽ của Êlisê nói với viên quan của triều đình đưa ra một lời cảnh cáo cho hết thảy chúng ta. Ông nói với viên quan ấy rằng mặc dù ông ta sẽ chứng kiến sự tiếp trợ lạ lùng kia, ông ta sẽ không thể ăn được nó (xem 7.17-18). Khi chúng ta thất bại không tin theo các lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta thất bại không kinh nghiệm được những ơn phước của Đức Chúa Trời dù là ơn cứu rỗi hay trong sự nên thánh.
Hê-bơ-rơ 3.16-19: “Vả, ai là kẻ nghe tiếng Ngài rồi nổi loạn, há chẳng phải những người nhờ Môi-se dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao? Đức Chúa Trời đã giận ai trong bốn mươi năm? Há chẳng phải giận những kẻ phạm tội, mà thây họ đã ngã trong đồng vắng sao? Ngài lại thề với ai rằng không được vào sự yên nghỉ của Ngài? Há chẳng phải với những người không vâng lời sao? Vả, chúng ta thấy những người ấy không thể vào đó được vì cớ không tin”.
Trả lại đất cho người đờn bà Su-nem (8.1-6)
“Ê-li-sê bèn nói với người đàn bà, là mẹ của đứa trai mà người đã khiến sống lại, rằng. Hãy chổi dậy, đi với người nhà ngươi, ở ngụ nơi nào ngươi ở được vì Đức Giê-hô-va đã định dẫn cơn đói đến; kìa nó sẽ đến trong xứ bảy năm. Vậy, người đàn bà ấy đứng dậy, vâng theo lời của người Đức Chúa Trời, cùng người nhà mình đi kiều ngụ bảy năm trong xứ Phi-li-tin. Cuối bảy năm, người đàn bà ấy ở xứ Phi-li-tin trở về, đi đến kêu nài vua về việc nhà và đồng ruộng mình. Vả, vua đang nói chuyện với Ghê-ha-xi, tôi tớ của người Đức Chúa Trời, mà rằng. Ngươi hãy thuật cho ta hết các công việc lớn mà Ê-li-sê đã làm xong. Ghê-ha-xi đang thuật cho vua hay thế nào Ê-li-sê đã khiến một kẻ chết sống lại, kìa có người đàn bà là mẹ của đứa con trai mà Ê-li-sê đã khiến cho sống lại, đến kêu nài vua về việc nhà và đồng ruộng mình. Ghê-ha-xi tâu rằng. Ôi vua chúa tôi! kìa là người đàn bà ấy, và này là con trai nàng mà Ê-li-sê đã làm cho sống lại. Vua bèn hỏi nàng, thì nàng thuật công việc cho người. Đoạn, vua cắt một quan hoạn theo nàng, mà rằng. Hãy bắt trả lại cho nàng mọi món nào thuộc về nàng, và hết thảy huê lợi của đồng ruộng nàng từ ngày nàng lìa khỏi xứ cho đến ngày nay”.
Ở chương trước, vương quốc phía Bắc đã kinh nghiệm một sự giải cứu kỳ diệu cũng như tình yêu thương và quyền phép của Đức Chúa Trời, nhưng giờ đây họ đã mau quên và quay trở lại với những đường lối thờ lạy hình tượng của họ. Ở đây Êlisê nói trước nạn đói kém khác nữa, nó đến với Israel như một điều khoản của sự phán xét thiêng liêng vì sự họ từ chối không chịu xây lại với Đức Giêhôva và đồng đi với Ngài tùy theo Lời của Ngài. Và chắc chắn, nhiều người tin điều nầy cũng rất thực với sự phát sinh nhiều biến cố bi thảm mà xứ sở chúng ta đã hứng chịu hơn 20 năm qua. Khoảng 15 năm qua J. Vernon McGee đã viết:
Nói thẳng ra, tôi tin rằng những thảm hoạ khác nhau đã đánh vào xứ của chúng ta trong nhiều năm gần đây là một lời cảnh cáo cho quốc gia chúng ta. Những trận động đất, bão táp, giông tố, cùng các thảm hoạ khác nữa đã quét qua xứ sở chúng ta, tôi nghĩ, đấy lành lời cảnh cáo đến từ Đức Chúa Trời phải chấm dứt, suy gẫm lại và thay đổi đường hướng của chúng ta.
Mọi việc chẳng thấy có điều chi tốt hơn. Những thảm hoạ dường như phát sinh trên khắp cả xứ sở của chúng ta. Những có phải chúng ta đang lắng nghe không? Không! Chúng ta chỉ muốn đổ thừa các tai vạ nầy cho những việc giống như sự nóng lên toàn cầu (có lẽ là đây là một vụ chơi khăm được lèo lái bởi những nhóm hay một số người đặc biệt với các chương trình nghị sự chính trị nào đó) và những dòng đối lưu đang nóng lên trong biển Thái Bình Dương như El Nino.
Với sự mặc khải tiên tri nầy được cung ứng cho người đờn bà Su-nem về nạn đói, chúng ta có phần đối chiếu khác trong truyện tích nói tới chức vụ của Êlisê. Viên quan triều đình đã xem khinh lời báo trước của vị tiên tri và thất bại không kinh nghiệm được ơn phước của lời tiên tri ấy. Nhưng người đờn bà có đức tin và tin kính nầy, tiêu biểu cho số dân sót có lòng tin trong Israel, đã tin theo lời báo trước đó của vị tiên tri và vì bà ta đã làm theo đức tin của mình và vâng lời mà lìa bỏ xứ, bà ta đã được phước tránh thoát được nạn đói.
Giống như Êlisê đã nói trước, ở cuối 7 năm đói kém nạn đói kết thúc và người đờn bà trở về lại quê hương mình từ xứ Philitin. Tuy nhiên, khi bà ta về đến nhà, thì thấy có nhiều người khác đang sinh sống trên đất của mình, vì vậy bà ta đã kêu nài đến vua về việc nhà cửa và đồng ruộng của mình (câu 3).
Như một minh hoạ kỳ diệu nói tới sự quan phòng đầy khôn ngoan của Đức Chúa Trời, nhà vua đang trao đổi với Ghê-ha-xi, tôi tớ của người Đức Chúa Trời, về những việc lớn mà Êlisê đã làm. Và khi Đức Chúa Trời có cuộc trao đổi nầy trong sự quan tâm của Ngài, đúng khi “Ghê-ha-xi đang thuật cho vua hay thế nào Ê-li-sê đã khiến một kẻ chết sống lại, kìa có người đàn bà là mẹ của đứa con trai mà Ê-li-sê đã khiến cho sống lại, đến kêu nài vua về việc nhà và đồng ruộng mình. Ghê-ha-xi tâu rằng. Ôi vua chúa tôi! kìa là người đàn bà ấy, và này là con trai nàng mà Ê-li-sê đã làm cho sống lại (câu 5). Chúng ta có thể thấy rõ phần nhấn mạnh ở đây về sự quan phòng của Đức Chúa Trời, câu Kinh thánh có từ ngữ “kìa”, một tiểu từ chỉ về sự đột ngột ngắt ngang (tiếng Hy bá lai là henneh) buộc phải chú ý: “kìa, hãy nhìn đi, hãy xem đi”.
Với truyện tích kỳ diệu nói tới quyền phép phục sinh của Đức Chúa Trời và sự quan phòng đầy tình thương của Ngài và sự xuất hiện thình lình của người đờn bà nầy cùng đứa con trai, nhà vua, lắng nghe nhu cầu của bà ta, ngay tức khắc đã phục hồi lại mọi món nào thuộc về nàng, và hết thảy huê lợi của đồng ruộng nàng từ ngày nàng lìa khỏi xứ cho đến ngày nay” (câu 6).
Câu chuyện nầy rõ ràng đã minh hoạ tình yêu và sự quan phòng chắc chắn của Đức Chúa Trời dành cho dân sự của Ngài, đặc biệt người nào bởi đức tin đồng đi với Ngài. Tuy nhiên, chúng ta đừng kết luận ở chỗ nầy rằng Đức Giêhôva luôn luôn cảnh cáo chúng ta về nạn đói và phục hồi những gì chúng ta đã bị mất. Nó chỉ công bố tình yêu thương, mối quan tâm, quyền phép, và khả năng của Đức Chúa Trời làm trổi hơn mọi điều chúng ta có thể cầu xin hoặc suy tưởng. Đôi khi nó xảy ra ở thời điểm khác và theo những đường lối khác. Không một chỗ nào nói ra những vấn đề ở đây hay cho bằng tác giả thơ Hê-bơ-rơ trong chương 11. Trước khi kể ra một danh sách dài những kẻ đồng đi bởi đức tin, có nhiều người trong số ấy đã bị hành hình hoặc đã chết vì cớ đức tin của họ (11.35-40), ông viết:
“Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất. Những kẻ nói như thế, tỏ rõ rằng mình đang đi tìm nơi quê hương. Ví thử họ đã tưởng đến nơi quê hương mà mình từ đó đi ra, thì cũng có ngày trở lại, nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành”.
Ở cuối bảng danh sách dài nầy, chúng ta đọc các dòng chữ nầy:
“Hết thảy những người đó dầu nhân đức tin đã được chứng tốt, song chưa hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình. Vì Đức Chúa Trời có sắm sẵn điều tốt hơn cho chúng ta, hầu cho ngoại chúng ta ra họ không đạt đến sự trọn vẹn được”.
Hãy suy nghĩ điều chi sẽ xảy ra nếu Đức Chúa Cha đến cứu Con Ngài ra khỏi thập tự giá khi Ngài kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi tôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi”. Thay vì thế, Ngài đã giải cứu Con Ngài ở một thời điểm tốt hơn và trong một đường hướng tốt hơn qua sự phục sinh vinh hiển của  Ngài sau khi Ngài chịu chết thành công vì tội lỗi chúng ta trên thập tự giá. Kết quả:
Rôma 5.1-5: “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đang đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời. Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta”.
Quí vị có nhớ câu chuyện nói tới Anh quốc thể nào đã tiếp nhận các tin tức nói tới kết quả cũa Trận Waterloo từ bài học trước đây không? Có nhiều người trụ lại tại bờ biển châu Âu để chớp đèn thông tin trong khi nhiều người ở phía bên nước Anh đã nhìn thấy, vì vậy họ có thể chuyển lời đi. Nếu Napoleon thắng sẽ có hai lần nhá đèn; nếu Wellington thắng sẽ có 3 lần nhá đèn. Sau cùng, suốt cả đêm những dấu hiệu đã đến – trước tiên là một lần nhá đèn, kế đó là lần thứ hai, nhưng trước khi lần nhá đèn thứ ba được đưa ra, làn sương mù nổi tiếng đã chắn ngang qua eo biển. Người Anh đã tưởng Wellington bị đánh bại, thế nhưng rạng sáng hôm sau sự thực của vấn đề đã nhận được – Napoleon đã bị đánh bại.
Cuộc sống là như thế đấy. Trong đời nầy chúng ta dường như thường bị đánh bại, những lời cầu nguyện của chúng ta dường như không được nhậm, việc làm của chúng ta dường như chẳng được ban thưởng, nhưng Đức Chúa Trời đang quan phòng và Ngài dính dáng vào trong tất cả các chi tiết của đời sống chúng ta. Trong lúc bây giờ, chúng ta có thể không được dời ra khỏi nạn đói, tài sản của chúng ta chưa được phục hồi lại, hay người bạn đời hoặc con cái của chúng ta, nhưng khi Sao Mai mọc lên, nghĩa là, khi Chúa Jêsus tái lâm, Ngài mới là Đấng kết thúc bóng đêm và đem lại ánh sáng ban ngày, nó sẽ tỏ ra cho chúng ta Ngài là giải đáp ở một thời điểm tốt hơn và trong một đường hướng tốt hơn. Chính khi ấy câu trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được thấy rõ và công việc của chúng ta sẽ được ban thưởng, nhưng ở một thời điểm tốt hơn và trong một đường hướng tốt hơn.
Êlisê nói trước sự phản bội của Ha-xa-ên (8.7-15)
“Ê-li-sê đi đến Đa-mách. Bấy giờ, Bên-Ha-đát, vua Sy-ri, đau. Có người nói với vua rằng. Người của Đức Chúa Trời mới đến đây. Vua bảo Ha-xa-ên rằng. Hãy lấy đem theo một lễ vật, đi đón người của Đức Chúa Trời, cậy người cầu vấn Đức Giê-hô-va rằng. Ta sẽ được lành bịnh này chăng? Vậy, Ha-xa-ên đi đón người của Đức Chúa Trời, dẫn theo mình bốn mươi lạc đà, chở mọi món tốt nhất có tại Đa-mách, đặng làm của lễ cho người của Đức Chúa Trời. Người đến ra mắt Ê-li-sê, mà thưa rằng. Con trai ông là Bên-Ha-đát, vua Sy-ri, đã sai tôi đến ông đặng hỏi rằng. Tôi sẽ được lành bịnh này chăng? Ê-li-sê đáp rằng. Hãy đi nói với người rằng. Vua sẽ được lành bịnh. Dầu vậy, Đức Giê-hô-va đã tỏ ra cho ta biết người hẳn sẽ chết. Người của Đức Chúa Trời ngó chăm Ha-xa-ên lâu đến đỗi người phải hổ thẹn, rồi cất tiếng lên khóc. Ha-xa-ên hỏi rằng. Cớ sao chúa tôi khóc? Ê-li-sê đáp rằng. Bởi ta biết ngươi sẽ làm thiệt hại cho dân Y-sơ-ra-ên. Ngươi sẽ châm lửa các thành kiên cố của chúng nó, giết các kẻ trai trẻ bằng gươm, chà nát con nhỏ, và mổ bụng đàn bà có nghén của chúng nó. Ha-xa-ên tiếp. Nhưng kẻ tôi tớ ông là ai, chẳng qua là một con chó đó thôi; sao làm nổi công sự lớn dường ấy? Ê-li-sê đáp rằng. Đức Giê-hô-va đã tỏ cho ta biết rằng ngươi sẽ làm vua Sy-ri. Ha-xa-ên bèn lìa khỏi Ê-li-sê, và trở về cùng chủ mình; chủ hỏi rằng. Ê-li-sê nói với ngươi sao? Ngươi thưa. Ê-li-sê nói với tôi rằng chúa chắc sẽ lành mạnh. Ngày mai, Ha-xa-ên lấy cái mền nhúng nước, đắp trên mặt Bên-Ha-đát, thì người chết. Rồi Ha-xa-ên làm vua thế cho người”.
Trong câu chuyện nầy, chúng ta thấy không những phương thức đáng nhớ mà Đức Chúa Trời đã sử dụng vị tiên tri, mà chúng ta còn có được cái nhìn thoáng vào tấm lòng của vị tiên tri cùng tình cảm của ông dành cho dân sự mà với họ Đức Chúa Trời đã phái ông đến đặng phục vụ, vương quốc phía bắc Israel. Chúng ta cũng thấy trong câu chuyện nầy cái chạm mà Êlisê đã thực thi trên kẻ thù của ông. Bên-Ha-đát, vua xứ Syri, đã nổ lực bắt và giết Êlisê, nhưng giờ đây nhà vua đã già và bịnh tật. Ông ta hay tin Êlisê đã có mặt tại thành Đa-mách, vì vậy ông ta phái Ha-xa-ên, tôi tớ tin cậy của ông ta, đem của lễ dâng cho Êlisê (là kẻ mà ông ta thích gọi là “người của Đức Chúa Trời”) và cầu hỏi về tình trạng hồi phục của mình.
Giờ đây, hãy suy nghĩ về điều nầy một phút xem. Điều nầy nói cho chúng ta biết điều gì về tấm lòng của con người? Nhà vua nầy đã có sự kính trọng đối với Êlisê. Ông ta biết rõ vị tiên tri vốn thực là một người của Đức Chúa Trời và biết mọi sự mà những con người bình thường không sao biết được. Ông ta đã nghe nói tới các phép lạ mà Đức Chúa Trời đã làm qua vị tiên tri và rõ ràng đã tin chúng đến từ Đức Chúa Trời vì ông ta đã gọi Êlisê là: “người của Đức Chúa Trời”. Bất kể, ông ta từ chối không chịu ăn năn và xây lại với Đức Chúa Trời của Israel. Ông ta cứ tiếp tục theo đuổi một con đường vô tín và thờ lạy hình tượng. Tại sao vậy? Phải chăng vì sự vặn cong đạo đức phổ biến trong con người đến nỗi ngay cả khi đối mặt với lẽ thật con người đã từ chối nó vì họ muốn theo đuổi lối sống riêng của họ không?
Lòng sợ hãi sự chết và hy vọng vị tiên tri đến là một sự gặp gỡ tình cờ, nhà vua tưởng ông ta có thể mua lấy những sự phục vụ của Êlisê. Ông ta không những hy vọng Êlisê sẽ nói cho ông ta biết mình được phục hồi, mà có lẽ Êlisê sẽ làm cho ông ta được lành mạnh nữa. Nhưng cái điều ông ta không biết, ấy là sự hiện diện của vị tiên tri không cứ cách nào đó có liên quan tới những huấn thị của Đức Giêhôva khi sai phái Êli, cần phải có một sự thay đổi cho cả hai: ở Đa-mách và ở Samari. Trong I Các Vua 19.15-17, Đức Chúa Trời đã phái Êli đến xức dầu cho Ha-xa-ên lên làm vua xứ Syria. Ha-xa-ên đã được xức dầu làm vua nhiều năm trước đó. Như McGee nói, khi nói về Ha-xa-ên:
. . . ông ta chỉ muốn chờ cho cụ Bên Ha-đát qua đời mà thôi. Quí vị có thể hiểu cho rằng thật khó cho kẻ kế nghiệp của nhà vua – dầu là con trai, tướng lãnh, hay ai khác – phải đổ ra nhiều nước mắt trong tang lễ của người, vì chính tang lễ của người sẽ đưa người kế tục lên nắm quyền hành. Vì vậy Ha-xa-ên đã đi ra đón Êlisê, nhưng tôi không nghĩ ông đã đi ra với một cách xử sự sốt sắng đâu”.
Khi Êlisê và Ha-xa-ên gặp nhau, Ha-xa-ên đã đưa ra lời thỉnh cầu của nhà vua: Tôi sẽ được lành bịnh này chăng? Nhưng câu trả lời của Êlisê nghe như một câu đố hay một điều thần bí vậy. Ông đáp: Hãy đi nói với người rằng. Vua sẽ được lành bịnh. Dầu vậy, Đức Giê-hô-va đã tỏ ra cho ta biết người hẳn sẽ chết. Nói cách khác: “chắc chắn ngươi sẽ hồi phục, nhưng ngươi sẽ không sống đâu”. Êlisê đang nói gì vậy? Êlisê vốn biết rõ cá tánh của Ha-xa-ên. Ông biết rõ hắn ta chỉ chờ dưới trướng, đợi nhà vua qua đời và hắn ta sẽ sử dụng điều nầy như một cơ hội để đóng vai ‘Bác Sĩ Tử Thần’ cho dù nhà vua có hồi phục. Vì vậy Êlisê nói trước sự phản bội của Ha-xa-ên.
Mặc dù Israel, vương quốc phía Bắc đã sống khăng khăng loạn nghịch và thờ lạy hình tượng, không có thì giờ để ăn năn khi ngó thấy hết phép lạ nầy tới phép lạ khác, Êlisê không hề thôi không yêu thương dân tộc mình. Chúng ta không thề thấy ông tỏ ra sự cay đắng và mất kiên nhẫn hoặc thối lui. Ông than khóc với viễn cảnh những gì ông biết Ha-xa-ên sẽ làm với Israel (câu 12). Giống như Chúa chúng ta đã than khóc về thành Jerusalem vậy, Êlisê đã than khóc về Israel.
Phải chăng chúng ta không cần một tấm lòng như thế hôm nay trong chức vụ của chúng ta cho những cá nhân hay cho các Hội thánh? Làm sao Êlisê có thể giữ được một tấm lòng như thế chứ? Hãy nhớ, Êli muốn ngã lòng và trở nên ai bi về các tình trạng của Israel, nhưng Êlisê thì không phải như vậy. Tôi không có cách nào để chứng minh điều nầy, nhưng tôi e rằng là thầy của ông, Êli đã chia sẻ với Êlisê, ông tiếp thu từ kinh nghiệm của Êli cứ giữ sự tập trung của mình vào Đức Giêhôva thay vì vào những kỳ vọng của mình hay các hành động của dân sự. Ông muốn yên nghỉ trên giọng nói êm dịu nhỏ nhẹ của Lời Đức Chúa Trời và chương trình toàn tri của Ngài.
Các câu 11-15 kết thúc câu chuyện nói tới sự phản bội nầy như vị tiên tri đã thấy trước. Câu 11 cho chúng ta biết Êlisê đã nhìn trừng trừng vào mắt của Ha-xa-ên cho tới khi hắn ta phải xấu hổ. Ha-xa-ên có thể nói cho Êlisê biêt những tư tưởng ích kỷ và quỉ quyệt mà hắn ta đã suy nghĩ khi từng bước hắn ta sẽ nắm lấy địa vị vua chúa kia. Nhưng cái nhìn của  Êlisê không bao lâu sau đó đã trở thành than khóc. Điều nầy làm cho Ha-xa-ên phải kinh ngạc, hắn đã hỏi han về lý do cho sự khóc than nầy.
Trong câu trả lời cho thắc mắc của Ha-xa-ên, Êlisê đã chỉ ra rằng ông đã khóc vì tính cách tàn bạo rất ghê khiếp mà Ha-xa-ên, là vị vua kế tiếp của dân Aram, sẽ giáng trên Israel. Mặc dù có những phản kháng của Ha-xa-ên, quả thực đấy sẽ là trường hợp (đối chiếu 10.32-33; 13.3).
Không nghi ngờ chi nữa, những lời bảo đảm của Êlisê cho Ha-xa-ên rằng hắn ta sẽ là vị vua kế tiếp của Đa-mách đã cung ứng lý do cho hắn ta rằng hắn ta đã có một lịch trình phải thực thi. Khi hắn trở về cung điện, hắn nói với chủ mình những tin tức tốt lành, nhà vua chắc chắn sẽ hồi phục. Tuy nhiên, qua ngày sau, cơ hội đã đến cho việc thực thi mục đích đã được chờ đợi lâu nay. Sau khi làm cho nhà vua phải ngạt thở, hắn ta đã lên ngôi vua.
Sự chết của Êlisê (13.14-21)
Ngay trong những ngày sau cùng và trong sự chết của ông, Đức Chúa Trời đã sử dụng vị tiên tri để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời của Israel, Yahweh [Đức Giêhôva] , là Đức Chúa Trời chơn thật và các tiên tri của Đức Chúa Trời, những người lo công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời là những nguồn sức lực và sự sống của dân tộc. Một lần nữa chúng ta phải nhấn mạnh các phép lạ của Êlisê (như với Êli) đã được ấn định để chứng tỏ sự thực nầy và để kêu gọi Israel phải ăn năn và có đức tin. Họ là những sứ giả chuyên xác quyết sứ điệp của Đức Chúa Trời.
Sự thực nầy có mặt ở đây bởi văn mạch nhấn mạnh ngay cả trong sự chết của vị tiên tri. Trong các câu 10-13, chúng ta có phần tham khảo đến sự trị vì của vua Giô-ách xứ Giu-đa và về 16 năm trị vì của Giô-ách là người lên làm vua Israel tại thành Samari. Nhưng hãy chú ý phần tường trình tỏ ra về Giô-ách: “Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, không từ bỏ tội lỗi của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội, mà cứ làm theo”.
Chính trong văn mạch nầy, chúng ta đọc thấy hai hành động kỳ diệu sau cùng của vị tiên tri. Lời tiên tri về những chiến thắng của Giô-ách và sự chết của Êlisê cùng phép lạ nơi nấm mồ của ông. Hãy chú ý chữ “Joash” trong bản dịch Kinh thánh NASB và KJV là một hình thái khác của từ “Jehoash” [Giô-ách] và không bị lẫn lộn với từ “Joash” [Giô-ách] xứ Giu-đa được nhắc tới trong câu 1.
Những lời tiên tri về sự đắc thắng của Giô-ách (các câu 14-19)
“Ê-li-sê đau bịnh, tại bịnh ấy người phải chết. Giô-ách, vua Y-sơ-ra-ên, đến thăm người, khóc trước mặt người, mà nói rằng: Hỡi cha tôi! cha tôi! Xe và lính kỵ của Y-sơ-ra-ên! Ê-li-sê bèn nói với người rằng: Hãy lấy cung và tên. Giô-ách lấy cung và tên. Ê-li-sê lại nói với vua Y-sơ-ra-ên rằng: Hãy lấy tay ngươi giương cung. Vua bèn giương cung. Rồi Ê-li-sê đặt tay mình trên tay vua, mà nói rằng: Hãy mở cửa sổ về phía đông. Giô-ách bèn mở cửa ra. Ê-li-sê lại nói: Hãy bắn. Người bèn bắn. Bấy giờ Ê-li-sê tiếp rằng: Ấy là cây tên thắng hơn của Đức Giê-hô-va, tức là cây tên thắng hơn dân Sy-ri vì ngươi sẽ hãm đánh dân Sy-ri tại A-phéc, đến đỗi tuyệt diệt chúng nó. Ê-li-sê tiếp rằng: Hãy lấy tên. Giô-ách bèn lấy tên. Ê-li-sê lại nói rằng: hãy đập xuống đất. Giô-ách đập ba lần, rồi ngừng. Người của Đức Chúa Trời nổi giận, nói với vua rằng: Nếu vua đã đập năm sáu lần, thì mới đánh dân Sy-ri cho đến tận tuyệt; nhưng rày vua sẽ đánh dân Sy-ri ba lần mà thôi”.
Trong câu 14 chúng ta đọc thấy lần thăm viếng mà Giô-ách đã thực hiện để gặp vị tiên tri khi ông lâm bịnh.
Tiên tri Êlisê giờ đây tái bước vào câu chuyện. Ông đang chịu khổ từ một chứng bịnh ở vào giai đoạn cuối. Với lòng kính trọng dành cho người của Đức Chúa Trời, Vua Giô-ách đã thực hiện một chuyến thăm viếng. Sự thực cho thấy rằng nhà vua đã bật khóc, tỏ ra rằng mặc dù Giô-ách đã đi theo các đường lối của Giê-rô-bô-am (câu 11), ông cũng tôn kính Đức Giêhôva. Ông đã lường trước sự mất mát to lớn mà cái chết của tôi tớ nầy của Đức Chúa Trời sẽ có đối với Israel. Ông đã xem Êlisê là siêu đẳng đối với chính mình ông, đã gọi Êlisê là cha ông với sự hạ mình chơn thật. Bởi cụm từ “xe và lính kỵ của Israel”, ông tỏ ra rằng ông đã công nhận Êlisê, và đàng sau Êlisê là Đức Giêhôva, sự bảo hộ và quyền phép thực của Israel chống lại mọi kẻ nghịch thù nó. Êlisê đã sử dụng chính những sự tỏ ra đó khi chức vụ của Êli đã được Đức Chúa Trời kết thúc (2.12).
Êlisê vốn là một cái tháp sức lực cho cả dân tộc và ông được mọi người rất tôn trọng. Nhà vua vốn biết rõ không thể thiếu vắng ông, nhưng một lần nữa, chúng ta thấy thể nào con người ở những địa vị cao tột lại thường bị khống chế bởi tình cảm của họ dành cho quyền lực, địa vị và của cải đến nỗi họ từ chối không để cho sự làm chứng của người Đức Chúa Trời chạm đến đời sống của họ ở cấp độ họ sẽ xây lại với Chúa hoàn toàn và nhơn đức tin mà bước theo Ngài. Nhiều nhà lãnh đạo của chúng ta đã chịu ảnh hưởng bởi hạng người ai cũng biết là thuộc về Đức Chúa Trời giống như Billy Graham, nhưng không ở cấp độ nó làm biến đổi họ từ những nhà chính trị hay thay đổi thất thường thành những chính khách giống như nhiều người nằm trong số những nhà sáng lập xứ sở nầy [nước Mỹ[.
Nhưng chúng ta không những chỉ ra vũ đài chính trị của chúng ta. Những nhà lãnh đạo chính trị nầy xuất thân từ đâu vậy? Họ xuất thân từ những ngôi nhà của quần chúng – từ những con người giống như quí vị và tôi. Nói cách khác, chúng ta đã gặt lấy những gì chúng ta gieo ra. Vì vậy điều thắc mắc là, chúng ta đáp ứng thể nào trước sự làm chứng và chức vụ của những người nam người nữ tin kính trong xứ sở nầy, họ đã phục vụ chúng ta qua đời sống, các tác phẩm, và sự dạy của họ? Tất nhiên, điều nầy bao gồm bậc cha mẹ và giáo viên tin kính ở nơi chúng ta có đặc ân của loại ảnh hưởng đó trong gia đình và trong lớp học.
Với câu 15, Êlisê đưa ra lời tiên tri cuối cùng của ông. Quyển chú giải Kinh thánh NIV nói:
15-20a Êlisê đã dạy Vua Israel phải nhặt lấy cây cung của mình lên. Khi vua đã làm xong, vị tiên tri đã đặt chính tay mình lên tay vua, bởi đó ám chỉ rằng ông sắp sửa thể hiện ra đầy đủ một biểu tượng thuộc linh. Hành động ấy là bắn một mũi tên ra cửa sổ hướng Đông – hướng về xứ Aram. Êlisê đã giải thích việc làm đó. Giô-ách sẽ đoạt được một chiến thắng hoàn toàn tại A-phéc chống lại người Aram. Nhưng lời hứa thiêng liêng sẽ được tăng lên bởi sự dự phần của cá nhân. Khi ấy, Giô-ách được truyền cho phải bắn nhiều mũi tên xuống đất; rõ ràng chiến thắng tại A-phéc sẽ được nối theo sau bằng nhiều chiến thắng nữa đối với quân A-ram thù nghịch. Giô-ách đã vâng lời tuân theo, nhưng với cách lý luận của chính ông. Ông đã đập xuống đất ba lần với các mũi tên của mình thay vì sử dụng năm hay sáu mũi tên mà ông đã có trong tay. Êlisê bèn giận dữ với nhà vua. Nếu Giô-ách sử dụng tất cả các mũi tên của mình, người A-ram đã bị đánh bại hoàn toàn rồi. Giờ đây Giô-ách chỉ kiếm được có ba lần chiến thắng mà thôi. Với lời công bố nầy vị tiên tri cao niên kia đã hoàn tất cuộc chạy của  mình ở trên đất.
Nói cách khác, mặc dầu ông đã nhìn thấy quyền phép của Đức Chúa Trời trong đời sống và chức vụ của Êlisê và đã tán thưởng vị tiên tri, Giô-ách đã thất bại không tin cậy trọn vẹn Đức Chúa Trời dù ông biết rõ những điều Đức Chúa Trời đã hứa.
Sự chết của Êlisê và phép lạ nơi mộ của ông (các câu 20-21)
“Ê-li-sê qua đời, và người ta chôn người. Đầu năm sau có đoàn quân Mô-áp toan vào xứ. Vả, xảy ra có kẻ chôn một người, thấy đoàn quân ấy đến, liền liệng thây vào mồ Ê-li-sê. Kẻ chết vừa đụng hài cốt Ê-li-sê, thì sống lại và đứng dậy”.
Sau đó không lâu thì Êlisê qua đời. Chức vụ của ông trải ít nhất 56 năm, đã bắt đầu là một tôi tớ của tiên tri Êli trong suốt đời trị vì của Aháp (kết thúc vào năm 853 TC) và qua đời trong sự trị vì của Giô-ách (bắt đầu từ năm 798 TC). Sau khi thi hài của ông được quấn bằng vải gai mịn, vị tiên tri có lẽ đã được chôn cất trong một hang động hay một ngôi mộ được đào trong tảng đá giống như hầu hết những người Do thái xưa kia (câu 21).
Một thời gian sau, có một số người đem đặt thi thể của người khác đặt nằm cạnh mộ của Êlisê. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy một tốp dân Mô-áp đột kích loán vào xứ. Mau mau chạy trốn, những người khiêng kẻ chết dời tảng đá trước mộ của Êlisê ra, họ ném thi thể của bạn họ vào trong mộ, rồi rút đi. Khi thi thể mới chạm đến thi thể của Êlisê, ông ta bèn sống lại rồi đứng dậy trên chân của mình. Rõ ràng mấy người đem đặt thi thể vào trong mộ của Êlisê đã trông thấy điều nầy. Không nghi ngờ chi nữa, họ đã thuật lại câu chuyện của họ rộng khắp, và có lẽ nó đã đến tận tai của Giô-ách vì ông rất chú ý tới các phép lạ nầy. Một dấu hiệu về quyền phép của Đức Chúa Trời như thế đã tác động ngay cả chính thi thể của vị tiên tri Ngài, nó đã khích lệ nhà vua khi ông tham dự trận đánh với quân Aram và đã quở trách ông vì thiếu đức tin (đối chiếu lời bình ở các câu 18-19).
Trong sự chết của Êlisê, chúng ta thấy không những phép lạ phục sinh trong sự tán thưởng với đời sống và chức vụ của Đấng Christ, mà chúng ta còn thấy nguyên tắc quan trọng khác nữa. Sự nhắc tới những lần đột kích xâm lược của quân Mô-áp ngay lập tức nhắc tới sự chết của Êlisê có tính cách dạy dỗ. Tôi tin điều nầy đang cho chúng ta thấy một dân tộc có thể mong đợi sự phán xét thiêng liêng trong hình thức thoái hoá thuộc linh và đạo đức, cũng như các hình thái phán xét khác nữa, khi có sự di dời các vị giáo sư dạy Ngôi Lời trung tín, hoặc khi có một nạn đói kém mang sự dạy dỗ về mặt thần học, sự dạy ấy dạy người ta về Đức Chúa Trời và bằng cách nào nhận biết và tríu mến Ngài.
Nhưng tại sao Đức Chúa Trời lại làm điều nầy? Vì cùng một lý do bậc làm cha làm mẹ nào yêu thương con cái của họ sẽ kỷ luật chúng – chỉnh sửa cách cư xử của chúng. Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta để kéo chúng ta về cùng chính mình Ngài, đấy luôn luôn là chốn phước hạnh và bình an.
PHẦN KẾT LUẬN.
Trong việc đưa phần nghiên cứu về đời sống của Êlisê đến chỗ kết thúc, có lẽ chúng ta sẽ đồng ý nhìn vào phần nhấn mạnh chính được thấy xuyên suốt đời sống và việc làm của ông. Phần nhấn mạnh chính suốt chức vụ của ông, ấy là sự sống lại và hy vọng về đời mới. J. Sidlow Baxter có một tóm tắt rất hay về điều nầy. Ông viết:
Giờ đây cả dân tộc bị chìm đắm trong một tình trạng có thể bị cất bỏ đi, nếu như không có một việc giống như sự phục sinh. Vì lẽ đó, qua chức vụ của Êlisê, người ta được cung ứng cho để nhìn thấy, trong một chuổi các phép lạ, quyền phép phục sinh đang hành động, và sự trông cậy vào đời mới sẽ thuộc về họ trong Đức Giêhôva, nếu họ chịu quay trở lại với Ngài.
Hãy để lý trí nếm trải qua các phép lạ của Êlisê. Hãy xem coi sự sống ra từ sự chết nầy có những phẩm chất nào, (1): Phép lạ đầu tiên của ông là sự chữa lành cho dòng nước gây chết chóc ở Giê-ri-cô, những gì gây ra sự chết giờ đây cung ứng sự sống. (2): Tiếp đến, sự giải cứu quân đội ra khỏi sự chết bằng phép lạ cung cấp nước. (3): Và trong chương kế đó, chúng ta thấy sự sống lại của con trai người đờn bà Su-nem ra khỏi sự chết đến với đời mới. (4): Phép lạ nầy được nối theo sau bằng cách chữa lành nồi canh độc. “Sự chết trong nồi canh” được đổi thành sự sống và nguyên lành. (4): Và trong cùng chương ấy, chúng ta có sự nhân rộng lạ lùng mấy ổ bánh. Tiếp đến là sự chữa lành cho Na-a-man, bằng phép báptêm có tính biểu tượng ở sông Giô-đanh, với việc tắm ở đó đã tẩy sạch sự chết, và đời mới nối theo sau. (5): Phép lạ làm cho lưỡi rìu nổi lên, nối theo sau, nói tới cùng một việc bằng một phương thức khác: “Sắt nổi lên” – một sự đắc thắng bằng quyền phép của sự sống mới xua tan cái thúc đẩy của bóng chết. Sau cùng, không nhắc tới các phép lạ khác, chúng ta có phép lạ thật lạ lùng, trong đó người kia được sống lại tại mồ mả của vị tiên tri, do cái chạm tình cờ với xương cốt của vị tiên tri. Phần nhấn mạnh về sự phục sinh và niềm hy vọng mới xuyên suốt các phép lạ nầy chắc chắn phải được nhìn thấy rõ ràng.
Chúng ta cũng phải thắc mắc, khi chúng ta suy gẫm về đời sống và chức vụ cả hai tiên tri: Êli và Êlisê – tại sao có nhiều phép lạ như vậy chứ? Một lần nữa chúng ta trưng dẫn Baxter.
Chính sự thực các chức vụ của Êli và Êlisê đầy dẫy những điều lạ lùng siêu nhiên như thế, bản thân nó có đầy ý nghĩa. Đức Chúa Trời đang gặp gỡ một tình trạng bằng những đánh giá nửa phàm nửa tục. Bội đạo và đồi bại như dân tộc đang rơi vào, một mãng sau cùng đã được lập ra, bởi những sứ giả đặc biệt cùng các dấu lạ làm giật mình, kêu gọi dân phạm tội đến với Đức Giêhôva và đến với đức tin thật của Israel. Ngay cả khi đến với sự cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ tìm cách xây dân sự đang phạm tội thờ lạy hình tượng của Ngài ra khỏi sự đồi bại của họ, và vì thế ngăn chặn tai vạ của Sự Tản Lạc phải giáng ra trên họ.
Than ôi, lời cảnh cáo càng lớn tiếng và dấu hiệu càng rõ ràng, dân không sẵn sàng sẽ giống như kẻ điếc và mù! “Tấm lòng của dân nầy rất là nặng nề chai lì”.
Dù các phép lạ đã được ghi lại xuyên suốt cả Kinh thánh, chúng là ngoại lệ, chớ không phải là chuẩn mực đâu. Một số các phép lạ được xem là giống nhau, như với Môise, với Êli và Êlisê, trong chức vụ của Đấng Christ, và với các Sứ Đồ và Hội thánh đầu tiên đã được ấn định là các phương tiện đặc biệt của Đức Chúa Trời để xác quyết sứ giả và sứ điệp của Ngài. Nhưng như Baxter chỉ ra, thường như sau: “lời cảnh cáo càng lớn tiếng và dấu hiệu càng rõ ràng, dân không sẵn sàng sẽ giống như kẻ điếc và mù!”
Trong Luca 16, Chúa chúng ta đã làm cho vấn đề nầy ra rõ ràng trong câu chuyện nói tới người giàu và người nghèo có tên là La-xa-rơ. Khi người giàu thấy mình đang chịu khổ trong âm phủ, ông ta đã xin có ai đó đến gặp các anh em của ông ta để cảnh cáo họ. Ápraham đã đáp như sau:
“Chúng nó đã có Môi-se và các đấng tiên tri; chúng nó phải nghe lời các đấng ấy!” Người giàu nói rằng: Thưa Áp-ra-ham tổ tôi, không phải vậy đâu; nhưng nếu có kẻ chết sống lại đến cùng họ, thì họ sẽ ăn năn. Song Áp-ra-ham rằng: Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy”.
Người đó tưởng một phép lạ như vầy chắc chắn sẽ thuyết phục họ. Nhưng câu trả lời được đưa ra cho ông ta là, không phải như vậy đâu. Vấn đề chính là sự bằng lòng của tấm lòng chịu lắng nghe và tin theo sứ điệp của Kinh thánh. Các phép lạ đã được ấn định để xác quyết sứ điệp, nhưng nếu người ta không chịu sứ điệp nài khuyên, khi ấy đời sống của họ sẽ không thay đổi. Những phép lạ không phải là những đại biểu làm thay đổi; chính sứ điệp của Kinh thánh nói tới tình yêu thương và ân điển của Đức Chúa Trời trong Thân Vị và việc làm của Đấng Christ như đã được tỏ ra bởi Đức Thánh Linh mới làm thay đổi nhiều đời sống.

***


Bài 16 II Các Vua 6:8-23: "BỊ KẺ THÙ BAO VÂY"








Bài 16
Bị kẻ thù bao vây
(II Các Vua 6.8-23)
PHẦN GIỚI THIỆU.
            Tiểu đoạn Kinh thánh nầy yêu cầu chúng ta chú ý vào những sự thù nghịch mà Israel đã kinh nghiệm với vua xứ Aram (Syri). Nguyên nhân chính của những sự thù nghịch nầy cứ tiếp tục trong hình thức những toán xâm lược hoặc các đội cướp phá tạo ra những cuộc đột kích chống lại người Do thái (đối chiếu 6.23) thay vì một cuộc xâm lược của một đạo binh có tổ chức của người Syri như đã được nhắc tới trong 6.24.
Êlisê làm cho mọi chương trình của quân Syri phải thất bại (6.8-14)
            “Vả, vua Sy-ri giao chiến với Y-sơ-ra-ên; người thương nghị với các tôi tớ mình, mà rằng. Ta sẽ đóng trại ta tại nơi nọ nơi kia. Người của Đức Chúa Trời bèn sai nói với vua Y-sơ-ra-ên rằng; Khá giữ lấy, chớ đi ngang qua chỗ kia, vì dân Sy-ri phục tại đó. Vậy, vua Y-sơ-ra-ên sai người đến nơi mà người Đức Chúa Trời đã chỉ cho mình và bảo trước; người giữ lấy mình tại đó, chẳng những một hai lần. Lòng vua Sy-ri bối rối về sự ấy, bèn gọi các tôi tớ mình, mà nói rằng; Các ngươi há không tỏ cho ta, ai trong chúng ta là người giúp đỡ vua Y-sơ-ra-ên? Một người trong những tôi tớ thưa rằng. Ôi vua chúa tôi! chẳng ai trong chúng tôi hết; nhưng Ê-li-sê, tiên tri trong Y-sơ-ra-ên, tỏ cho vua Y-sơ-ra-ên biết các lời vua nói trong phòng ngủ mình. Vua bèn bảo rằng. Hãy đi xem người ở đâu, để ta sai bắt người. Có người đến thuật cho vua rằng. Kìa, người ở tại Đô-than. Vì vậy, vua sai ngựa, xe, và một đạo binh rất đông đến Đô-than; họ tới nơi lúc ban đêm, và vây thành”.
            Mỗi lần quân Syri sắp mở một cuộc đột kích vào trong Israel, mọi chương trình của họ đều bị lộ tẩy qua sự khải thị mà Đức Chúa Trời đã ban cho Êlisê. Êlisê thông báo cho vua Israel biết, khi ấy vua sẽ dè chừng chống lại những cuộc xâm lược đó. Điều nầy tự nhiên làm cho vua Aram (Syri) phải thắc mắc, trước tiên ông cho rằng ông đã có một người thông tin giữa vòng các đạo binh của ông (câu 11). Khi ấy người ta mới nói cho ông biết về khả năng của Êlisê là một tiên tri của Israel vốn biết rõ mọi dự định của vua, thậm chí khi vua nói ra những điều đó trong chỗ kín nhiệm (câu 12).
            Rõ ràng, vua xứ Aram vốn biết rằng nếu mọi dự định của ông muốn được thành công, ông sẽ phải thanh toán Êlisê. Điều nầy có nghĩa là vị tiên tri sẽ trở thành mục tiêu tấn công của ông ta. Nhà vua cần biết rõ nơi ở của Êlisê, khi ấy ông đang ở tại Đô-than. Khi hay được điều nầy, ngay lập tức ông điều cả một đội quân đến vây thành phố và bắt lấy vị tiên tri với dự tính rõ ràng là buộc tiên tri phải chịu chết.
            Chúng ta học được điều gì từ điều nầy bởi cách ứng dụng?
(1) Trong bối cảnh nầy, chúng ta có một hình ảnh về Satan, qua những đường hướng và chiến lược khác nhau, thể nào đang tìm cách tấn công dân sự của Đức Chúa Trời như một tổng thể, nhưng đặc biệt các vị giáo sư của Ngài lo dạy dỗ Ngôi Lời, bởi đó họ có thể cảnh cáo và nhìn xem dân sự (cả tin và không tin) đều thoát khỏi những cuộc tấn công và dự định của Satan (Êphêsô 2.1…; 6.10…; II Cô-rinh-tô  2.11; II Ti-mô-thê 2.23-26; I Phierơ 5.8).
(2) Câu chuyện nầy cũng cung ứng cho chúng ta một minh hoạ rất hay về sự toàn tri của Đức Chúa Trời, là Đấng biết rõ mọi dự định của kẻ thù và là Đấng đã cung ứng sự khải thị đặc biệt cho chúng ta để chúng ta hay tin hầu tự bảo vệ mình tránh khỏi những cuộc công kích của Satan qua mọi khí giới Đức Chúa Trời cung cấp cho chúng ta trong Đấng Christ (Êphêsô 6.10-18).
(3) Nếu, khi chúng ta được cảnh cáo rồi, chúng ta không chấp nhận sự tiếp trợ và khí giáp của Đức Chúa Trời chống lại những mưu kế của Satan, chúng ta không còn đổ thừa cho ai khác ngoài ra chính mình. Mỉa mai thay, mặc dù vua Israel mau mắn nghe theo những lời cảnh cáo về những cuộc tấn công thực sự của quân Syri, ông rất hờ hửng với những lời cảnh báo của Êlisê về tội lỗi của ông và từ chối không thực sự bước theo Đức Giêhôva. Nhưng phải chăng đây chưa phải là điển hình? Người ta thường sẵn sàng chú ý đến lời bàn của các y bác sĩ khi tham khảo đến các vấn nạn về sức khoẻ, nhưng lại chậm nghe theo mưu luận của Lời Đức Chúa Trời.
Êlisê phục vụ cho tôi tớ mình (6.15-17)
            “Tôi tớ của người Đức Chúa Trời chổi dậy sáng sớm đi ra, thấy một đạo binh cùng ngựa và xe đang vây thành. Người nói với Ê-li-sê rằng: Hỡi ôi! chúa, chúng ta sẽ làm sao? Ê-li-sê đáp rằng: Chớ sợ, những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó. Đoạn, Ê-li-sê cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được. Đức Giê-hô-va mở mắt người ra, thì người thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở chung quanh Ê-li-sê”.              Tất nhiên, dân sự của Đức Chúa Trời cần hai việc nếu họ chịu chấp nhận các nguồn tin của Đức Chúa Trời chống lại kẻ thù và kinh nghiệm sự giải cứu của Đức Chúa Trời. Họ cần sự thông sáng hay sự soi sáng, cần hai con mắt để nhìn thấy quyền phép và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời, nhưng họ cũng phải tin theo Đức Chúa Trời và mặc lấy khí giáp mà Đức Chúa Trời ban cho để họ sẵn sàng chiến đấu chống lại Satan cùng các thế lực của hắn. Trong các câu 15-23, chúng ta có một minh hoạ cho cả hai.
            Trong câu 15, tôi tớ của Êlisê đi ra ngoài dường như thấy rõ cả hai: kẻ thù và sự tiếp trợ của Đức Chúa Trời. Giống như nhiều Cơ đốc nhân, một ngày mới với những công việc như thường lệ. Anh ta sắp sửa lo liệu những việc vặt trong ngày và chẳng lo toan hay quan tâm gì lắm về chiến trường thuộc linh ở chung quanh anh ta, nghĩa là anh ta cũng hoàn toàn chẳng sửa soạn gì cho những điều anh ta phải đối mặt với.
            Là Cơ đốc nhân, chúng ta có thể cũng y như thế thôi. Chúng ta thường chẳng xem trọng gì về chiến trận thuộc linh của mình. Chúng ta hành động giống như Satan và nước của hắn đã ngủ mê hay chẳng thành vấn đề gì đối với chúng ta. Chúng ta đi ra chẳng sửa soạn gì về mặt thuộc linh. Kết quả là, khi đối mặt với một hình thức nào đó về chiến trận thuộc linh, giống như tôi tớ của Êlisê đã có, đáp ứng của chúng ta là kinh ngạc và lo âu: “Hỡi ôi, chúa, chúng ta phải làm sao?” Ít nhất tên đầy tớ kia đã có ý thức tốt, biết tìm kiếm mưu luận của vị tiên tri, còn hơn là chúng ta nói với nhiều tín đồ, họ thường xây vào thế gian để kiếm mưu luận cho họ (đối chiếu Thi thiên 1). Chúng ta đã mau nghe theo mưu luận của thế gian thay vì suy gẫm nơi Ngôi Lời là dường nào.
            Ngược lại, chúng ta thấy Êlisê, ông chắc đã biết rõ những đạo quân đến bao vây rồi. Điều nầy chẳng có gì là ngạc nhiên đối với ông cả, nhưng quan trọng hơn, ông đã nhắm vào những đạo binh của Đức Chúa Trời đang vây quanh, họ mới là mạnh hơn và đông hơn. Trong thời của Êlisê, các Thi thiên của David đã được viết ra, và dù ông đã có chúng trong tay hay chưa, chắc chắn ông đã suy nghĩ tới lẽ thật của  Thi thiên 27.1-3 và 3.6.
            Thi thiên 27.1-3: “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai? Khi kẻ làm ác, kẻ cừu địch và thù nghịch tôi, xông vào tôi, đặng ăn nuốt thịt tôi, thì chúng nó đều vấp ngã. Dầu một đạo binh đóng đối cùng tôi, lòng tôi sẽ chẳng sợ; Dầu giặc giã dấy nghịch cùng tôi, khi ấy tôi cũng có lòng tin cậy vững bền”.
            Thi thiên 3.6: “Tôi sẽ không nao muôn người vây tôi khắp bốn bên”.
            Trong mọi sự nầy, Êlisê rất bình tỉnh, thoải mái, và tin cậy, không phải nơi bản thân mình, mà tất nhiên là nơi Đức Chúa Trời. Không những ông đã nhìn thấy vấn đề, mà ông còn nhìn thấy giải pháp và biết rõ Đức Chúa Trời của giải pháp nữa. Giống như Êxêchia, về sau đã đối mặt với đạo binh Asiri, Êlisê đã tìm cách chuyển tải chính lẽ thật mà Êxêchia đã truyền đạt cho dân sự mình ở II Sử ký 32.7-8.
            “Khá vững lòng bền chí, chớ sợ, chớ kinh hãi trước mặt vua A-si-ri và đám quân đông đảo theo người; vì có một Đấng ở cùng chúng ta thắng hơn kẻ ở với họ: với người chỉ một cánh tay xác thịt; còn với chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta đặng giúp đỡ và chiến tranh thế cho chúng ta. Dân sự bèn nương cậy nơi lời của Ê-xê-chia, vua Giu-đa”.
            Trong các câu 16-17, chúng ta học biết ba phương thức Êlisê đối xử với nỗi sợ hãi của tôi tớ mình. (a) bằng một sự bày tỏ mối quan tâm cá nhân qua một lời nói khích lệ: “Chớ sợ”, (b) bằng sự dạy dỗ của Kinh thánh đã ấn định cung ứng một lý do tại sao anh ta không nên sợ hãi: vì “những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó”, và (c) bằng cách cầu nguyện xin soi sáng cho tên đầy tớ: “Đoạn, Ê-li-sê cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va ôi, xin mở mắt kẻ tôi tớ tôi, để nó thấy được”.
            Wow! Những bài học ở đây rất là thực tế và có quyền năng. Chúng ta có thể làm thế nào với những nỗi lo sợ của dân sự chứ? Giống như vầy thôi! Chúng ta cần phải tỏ ra mối quan tâm và sự lo liệu cho cá nhân, cung ứng huấn thị theo Kinh thánh, rồi đến với Chúa trong sự nương cậy riêng tư vào Ngài xin soi sáng cho họ nhìn thấy những nguồn lực và sự đầy đủ của Ngài, vì trừ phi Chúa chúc phước cho chức vụ của chúng ta, việc làm của chúng ta sẽ là hư không (đối chiếu I Cô-rinh-tô 3.7).
            Tuy nhiên, khuynh hướng của chúng ta là hay chễnh mãng điều nầy hay điều kia trong các yếu tố quan trọng nầy. Một là chúng ta quá khách quan và nguội lạnh trong sự dạy cùng các quan hệ của chúng ta với dân sự, hoặc chúng ta nồng ấm và có vẽ bề ngoài hấp dẫn, nhưng chúng ta thất bại không truyền đạt được lẽ thật của Đức Chúa Trời, hay vì chúng ta tin cậy vào cá tánh hay tài khéo của mình trong vai trò một giáo sư, chúng ta thất bại không cầu nguyện. Chúng ta cần phải nắm bắt sự cân đối ở đây. Đức Chúa Trời sử dụng con người, Đức Chúa Trời sử dụng Lời của Ngài, nhưng mặc dầu Đức Chúa Trời thường sử dụng Lời của Ngài là vì Lời ấy sống động và có quyền năng bất chấp chúng ta, chính sự cầu nguyện cung ứng quyền phép cho tình cảm và sự dạy dỗ cá nhân của chúng ta. Điều nầy được thấy trong đời sống của Phaolô. Chỉ hãy so sánh những lời cầu nguyện của Phao-lô trong Êphêsô 1.15-23; 3.16-21; Phi-líp 1.9-11 và Cô-lô-se 1.9-12.
Êlisê được giải cứu khỏi quân Syri (6.18-23)
            “Quân Sy-ri kéo xuống nơi Ê-li-sê; người cầu nguyện Đức Giê-hô-va rằng: Xin Chúa khiến mắt quân ấy bị đui mù. Đức Chúa Trời bèn khiến chúng đui mù, theo như lời cầu nguyện của Ê-li-sê. Đoạn, Ê-li-sê nói với chúng nó rằng; Đây không phải là đường, đây chẳng phải là thành. Hãy theo ta, ta sẽ dẫn các ngươi đến người mà các ngươi tìm kiếm. Rồi người dẫn chúng nó đến Sa-ma-ri. Khi chúng nó đã vào trong Sa-ma-ri rồi, Ê-li-sê cầu rằng: Lạy Đức Giê-hô-va, xin mở mắt cho chúng nó thấy. Đức Giê-hô-va bèn mở mắt họ, họ thấy mình ở giữa Sa-ma-ri. Vua Y-sơ-ra-ên thấy chúng nó, thì nói với Ê-li-sê rằng: Hỡi cha! phải đánh chúng nó chăng? phải đánh chúng nó chăng. Ê-li-sê đáp rằng: Chớ đánh. Những người vua dùng gươm và cung mà bắt làm phu tù, vua há đánh sao? Hãy dọn trước mặt chúng bánh và rượu, để cho chúng ăn và uống, rồi trở về cùng chủ mình. Người bèn bày tiệc lớn cho chúng nó; khi chúng nó đã ăn uống rồi, người tha cho chúng nó đi; chúng nó bèn trở về cùng chủ mình. Từ đó về sau, những toán quân Sy-ri không còn loán đến địa phận Y-sơ-ra-ên nữa”.
1. Mặc dầu vua Syri đã phái một lực lượng lớn gồm ngựa, xe ngựa, và một đạo binh lớn nhiều người đến vây bắt một vị tiên tri, ông ta tưởng chẳng có đường nào cho Êlisê trốn thoát, Êlisê vốn biết rõ tất cả các lực lượng của vua nầy chỉ là cánh tay của xác thịt và không thể sánh với quyền phép của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Êlisê đã cầu nguyện và xin Đức Giêhôva đánh kẻ thù của ông bằng tình trạng mù loà để họ không còn nhìn thấy (hay có lẽ nhận biết) vị tiên tri. Lời cầu nguyện nầy đã được nhậm cách lạ lùng và Êlisê đã dẫn chúng đi vào thành Samaria và vào trong tay của vua Israel, ở đây họ đã sống trong sự thương xót của ông. Trưng dẫn James Gray, Irving Jensen ghi như sau:
            Lời lẽ của Êlisê trong câu 19 không phải là một lời nói không thật, khi “nơi ở thực của ông là Samaria; và cuối cùng thì ông đã dẫn họ đến với chính mình ông, chẳng phải để làm hại họ, mà để lấy thiện trả ác”.
            Dưới đây là lời bình thứ hai và thứ ba của  Matthew Henry về phân đoạn Kinh thánh nầy.
2. Khi họ bị bối rối và lúng túng, ông đã dẫn họ vào thành Samari (câu 19), hứa rằng ông sẽ chỉ cho họ người mà họ tìm kiếm, và ông đã làm đúng như thế. Ông không nói dối với họ khi ông bảo họ:Đây không phải là đường, đây chẳng phải là thành” nơi Êlisê ở; vì ông giờ đây đã ra khỏi thành phố; và nếu họ trông thấy ông, họ sẽ được ông dẫn qua một thành phố khác nữa. Người nào đánh trận chống lại Đức Chúa Trời và các vị tiên tri của Ngài đều tự lừa dối mình, và bị phó cho những ảo ảnh.
3. Khi ông đưa họ đến thành Samari, ông đã cầu xin Đức Chúa Trời mở mắt họ ra, rồi phục hồi lại ký ức của họ để họ nhìn thấy nơi họ mới đến (câu 20), “và kìa, trước sự kinh khiếp của họ, “họ thấy mình ở giữa  Samari”, là nơi, có lẽ, đã có một lực lượng đang đứng đó để chém chết họ cả thảy, hoặc khiến họ trở thành tù binh chiến tranh. Satan, chúa của thế gian nầy, hắn đang làm mù mắt người ta, và vì vậy đánh lừa họ, khiến họ rơi vào chỗ sụp đổ của chính họ; nhưng, khi Đức Chúa Trời soi sáng con mắt của họ, khi ấy họ thấy mình đang ở giữa kẻ thù của mình, những kẻ làm phu tù cho Satan và đang ở trong mối nguy hiểm của địa ngục, mặc dù trước đây họ tưởng tình trạng của họ là tốt lành. Kẻ thù của Đức Chúa Trời và Hội thánh Ngài, khi họ tưởng họ sẵn sàng đắc thắng, sẽ thấy họ bị chinh phục và bị thắng hơn.
            Êlisê, chức vụ của ông thường phác hoạ và chỉ ra việc làm đó của Chúa, đã đưa Syri vào trong tình trạng khó xử nầy không phải để giết họ, mà là để truyền đạt bằng cách tỏ ra quyền năng, sự khôn ngoan và ơn thương xót của Đức Chúa Trời của Israel. Những gì Êlisê đã làm, đã chứng tỏ điều ông có thể làm – tạo ra sự hủy diệt của họ. Nhưng bởi hành động của ông trong một sự tiếp trợ đầy lòng thương xót và dư dật, ông đã tìm cách thuyết phục, kết án, và thậm chí làm cho họ phải xấu hổ, chớ không giết họ (các câu 22-23).
            Vua của Israel dường như thấy thất vọng và không dám chắc phải làm điều gì và chỉ nghĩ tới sự tiêu diệt họ như một phương tiện gạt bỏ họ như một vật đe doạ vậy (đối chiếu câu 21), nhưng vị tiên tri ra lịnh phải làm ngược lại – tiếp trợ và phóng thích. Tác dụng của điều nầy là một cứu cánh cho những toán cướp cạn người Aram, dù về sau Bên Ha-đát vua Aram (Syri) sẽ vây thành Samari (các câu 24…). Rõ ràng, khi có cuộc bao vây về sau nầy, điều nầy có ít tác dụng trên Bên Ha-đát, nhưng sự tạm ngừng ngay lập tức các toán đột kích cho thấy rằng điều nầy đã có một cái chạm trên một số dân Syri. Nó đã minh hoạ rõ ràng lẽ thật của II Cô-rinh-tô 2.14-17.
            “Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn! Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất; cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống. Ai xứng đáng cho những sự nầy? Vả, chúng tôi chẳng giả mạo lời của Đức Chúa Trời như nhiều kẻ khác; nhưng chúng tôi lấy lòng chân thật, theo như đạo từ Đức Chúa Trời đến thể nào, thì giảng ra thể ấy trước mặt Đức Chúa Trời, trong Đấng Christ”.
            Sự đắc thắng của Êlisê ở đây đã được ấn định để tỏ ra mùi thơm ngọt ngào của tình yêu thương của Đức Chúa Trời như một thức hương. Đối với một số người không nghi ngờ chi nữa, mùi hương ấy dẫn tới sự sống qua sự làm chứng đầy quyền phép và lẽ thật cho thấy Đức Chúa Trời của Israel là Đức Chúa Trời chơn thật. Nhưng đối với nhiều người khác, đây là mùi hương chỉ dẫn tới sự chết khi họ ra về với chính sự vô tín mà họ đã đến trong đó. Chắc chắn, trong mọi hành động của Êlisê, chúng ta thấy một người thành thực truyền đạt ân điển của Đức Chúa Trời. Ông không tìm cách trả thù cũng không tìm sự khen ngợi cũng không tìm kiếm phần thưởng.
PHẦN KẾT LUẬN.
            Câu chuyện nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng khi các tín đồ hầu việc Chúa, đặc biệt khi đào tạo người khác trong Ngôi Lời và trong cách thức dạy dỗ Ngôi Lời, Satan sẽ làm hết sức mình để ngăn trở mọi nổ lực của họ. Êlisê là hiệu trưởng của trường thần học đang phát triển và thành công. Hơn nữa, ông đang phục vụ xứ sở của mình và dân sự Đức Chúa Trời bằng cách luyện tập các ân tứ của mình trong việc bày tỏ ra quyền phép và thực tại của Đức Chúa Trời của Israel. Điều nầy đã có tác dụng đầy quyền phép nghịch lại mọi dự tính của Satan là kẻ đang tìm cách để bành trướng học thuyết Ba-anh.
            Trong câu chuyện nầy chúng ta một lần nữa nhìn thấy thể nào Satan sử dụng những công cụ con người và đủ loại phương pháp để làm bất cứ điều gì hòng ngăn trở chức vụ của các tín đồ. Nhưng quyền phép của Đức Chúa Trời luôn luôn lớn lao hơn. Thực vậy, Ngài thường sử dụng chính những tình huống nầy để bày tỏ ra quyền phép ấy để kéo người ta đến với chính mình Ngài.
            Chúng ta hiểu câu chuyện sau đây đã được tường trình lại bởi một y-giáo sĩ tại Hội thánh nhà của ông ở Michigan. Chúng ta không dám chắc câu chuyện nầy bắt nguồn từ đâu, vì vậy chúng ta không thể đưa ra sự khen ngợi, nhưng nó phác hoạ ra mục tiêu của chúng ta rất đẹp đẽ.
            Trong khi phục vụ tại một bịnh viện nhỏ ở đồng quê châu Phi, tôi đi đó đi đây mỗi hai tuần bằng xe đạp xuyên rừng đến một thành phố gần đấy để lấy đồ trợ cấp. Điều nầy đòi hỏi phải cắm trại qua đêm ở khoảng giữa lộ trình. Trên một trong những lần đi như thế nầy, tôi nhìn thấy hai người đang đánh nhau trên đường phố. Một người bị thương tích rất nặng, vì vậy tôi đối đãi tốt với anh ta rồi làm chứng cho anh ta biết về Đức Chúa Jêsus Christ. Khi ấy tôi trở về nhà mà chẳng gặp một sứ cố nào.
            Trên đường đến thành phố khoảng vài tuần sau, có người mà tôi đã đối xử tốt hôm trước đến gần tôi. Anh ta nói với tôi anh ta biết tôi có tiền và thuốc men. Anh ta nói: “Mấy người bạn và tôi theo sau ông vào trong rừng, chúng tôi biết ông sẽ cắm trại qua đêm. Chúng tôi chờ ông đi ngủ rồi hoạch định giết ông để lấy tiền và thuốc men. Khi chúng tôi sắp sửa bước vào lều của ông, chúng tôi trông thấy có tới 26 người lính có vũ trang đang gác chung quanh ông”.
            Tôi bật cười khi nghe như vậy rồi đáp chắc chắn tôi chỉ có một mình trong chỗ cắm lều nghĩ tạm đó. Anh thanh niên ấy nhấn mạnh chỗ đó: “Không, thưa ông, tôi không phải là người duy nhứt nhìn thấy bọn lính đâu. Mấy người bạn xứ Jave của tôi cũng đã nom thấy họ và hết thảy chúng tôi đều đếm rõ ràng mà. Chính vì mấy tên lính đó khiến chúng tôi bắt sợ hãi rồi để cho ông đi đấy”.
            Tới điểm nầy trong phần làm chứng của Hội thánh tại Michigan, một trong những người của Hội thánh đã nhảy dựng lên ngắt ngang vị giáo sĩ, họ hỏi: “Ông có thể nói cho tôi biết ngày giờ việc nầy xảy ra không?” Vị giáo sĩ suy nghĩ trong một lúc rồi nhớ lại ngày tháng. Người kia trong hội chúng thuật lại mặt nầy của câu chuyện.
            “Trong đêm ấy tại Phi châu, còn ở đây là ban ngày. Tôi đang chuẩn bị đi chơi golf. Khi tôi đặt cái túi lên xe, tôi cảm thấy Chúa đang hướng dẫn tôi cầu nguyện cho ông. Thực vậy, sự thúc giục mạnh đến nỗi tôi đã kêu gọi nhiều người trong Hội thánh nầy hiệp lại với nhau đặng cầu thay cho ông. Xin tất cả mọi người đã nhóm lại với tôi trong ngày ấy làm ơn đứng dậy có được không ạ?”
            Những người đã nhóm lại cầu nguyện trong ngày ấy đều cùng nhau đứng dậy – đã có tới 26 người cả thảy!
            Phản ứng của tên đầy tớ đối với đạo binh Syri cho chúng ta thấy thể nào nỗi sợ hãi đã làm tê liệt chúng ta. Sợ hãi có thể giữ chúng ta thôi không hầu việc Chúa nữa, nó có thể giữ chúng ta lại không tận hưởng ơn phước và quyền phép của Đức Chúa Trời, hoặc nó có thể giữ chúng ta không tiến tới trước với một phương án bằng cách thối lui hay bỏ chạy đi.
            Sự thể cũng quan trọng đến nỗi chúng ta nhìn thấy nguyên nhân nỗi sợ hãi của tên đầy tớ. Phải chăng vì anh ta đã thấy có quá nhiều người không? Không! Sở dĩ như thế là vì anh ta đã thấy quá ít. Anh ta chỉ có hai con mắt để nhìn thấy nan đề hay mối nguy hiểm. Nhìn thấy nan đề hay mối nguy hiểm không phải là sai trật đâu. Đây là sự khôn ngoan vì nó tỏ ra cho chúng ta thấy nhu cần và tính bất khả thi của chúng ta. Nan đề thực, ấy là anh ta đã không nhìn thấy – các đạo binh của Đức Chúa Trời và sự hiện diện thiêng liêng của Ngài luôn luôn vây phủ chúng ta như một bức tường hay một nơi trú ẩn trong từng cơn giông tố.
            Sau cùng, câu chuyện nầy dạy cho chúng ta biết nhu cần phải kiên nhẫn và cầu nguyện. Khi tên đầy tớ trở lại với Êlisê, nỗi sợ hãi đối với kẻ thù đã vây phủ họ, Êlisê đã rất kiên nhẫn và yêu thương. Ông không phản ứng với: “Thôi nào, bộ ngươi không nhìn thấy các đạo binh của Đức Chúa Trời sao? Bây giờ hãy ngước mắt ngươi lên nhìn xem Chúa đi! Hãy tin cậy Ngài. Thay vì thế, ông đã khích lệ và dạy dỗ anh ta. Ông vốn biết rõ tên đầy tớ đã cần tới sự soi sáng và sự hiểu biết thuộc linh trước khi anh ta có thể đứng vững, chẳng sợ hãi gì trong đức tin.
            Ở phần kết thúc, chúng ta hãy nhìn xem các nguyên tắc có quan hệ tới sự tể trị và bảo hộ của Đức Chúa Trời, những lời hứa, và các nguyên tắc của Kinh thánh để chúng ta có thể tin theo và đòi hỏi.
(1) Chúng ta cần phải nhớ tới lẽ thật và nguyên tắc về sự hiện diện của Đức Chúa Trời, sự tể trị và sự tiếp trợ của các thiên sứ, họ đã hành động trong vai trò phục vụ cho những người có đức tin (xem Thi thiên 91.1-11; Hê-bơ-rơ 1.14; 13.5-6).
(2) Không một nan đề hay nguy hiểm nào chạm đến chúng ta nếu không có sự đồng ý và phê chuẩn thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Vì các mục đích riêng của Ngài, Ngài cho phép đau khổ và khó khăn trổi hơn sự hiểu biết của chúng ta, nhưng điều nầy luôn luôn phù hợp với ý muốn đời đời và khôn ngoan của Ngài.
            Như một minh hoạ, chúng ta phải nhớ tới Giô-sép, ông đã bị bán làm nô lệ bởi các anh ruột của ông. Phần nhắc nhở duy nhứt về Đô-than nằm ở trong Sáng thế ký 37.17. Khi đi tìm các anh mình, Giô-sép đã theo họ đến Đô-than, ở đây họ âm mưu nghịch lại ông, bắt nhốt ông, rồi đem bán ông vào vòng nô lệ. Chúng ta phải thắc mắc: “Những xe ngựa lửa hay các đạo binh của Đức Chúa Trời khi ấy ở đâu?” Họ đã có mặt ở đó, nhưng các mục đích của Đức Chúa Trời dành cho Giô-sép lại khác. Có nhiều chứng cớ rõ ràng về bàn tay của Đức Chúa Trời trên đời sống của Giô-sép trải qua mọi sự nối theo sau hơn là đối với Êlisê, tuy nhiên Đức Chúa Trời không hề hiện ra cho Giô-sép và không bao giờ làm ra nhiều phép lạ đặc biệt qua ông. Thay vì thế, Ngài đã để cho ông phải bị bán đi làm nô lệ, một tình trạng vào thời buổi ấy rất là tồi tệ còn hơn cả sự chết nữa. Nhưng Giô-sép đã có con mắt của đức tin và, bất chấp tình trạng của mình, ông vốn biết rõ mình đang ở trong bàn tay của Đức Chúa Trời. Hãy chú ý phản ứng của Giô-sép trong Sáng thế ký 50.19-21 khi sau cùng, nhiều năm về sau, các anh ông đã đứng run sợ ở trước mặt ông.
“Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo. Vậy, đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các anh, và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ”
            Một hình ảnh khác có thể được thấy trong đời sống của Gióp.
            Gióp 1.10-12: “Chúa há chẳng dựng hàng rào binh vực ở bốn phía người, nhà người, và mọi vật thuộc về người sao? Chúa đã ban phước cho công việc của tay người và làm cho của cải người thêm nhiều trên đất. Nhưng bây giờ hãy giơ tay Chúa ra, đụng đến hại các vật người có, ắt là người sẽ phỉ báng Chúa trước mặt. Đức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Nầy, các vật người có đều phó trong tay ngươi; nhưng chớ tra tay vào mình nó. Sa-tan bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va”.
(3) Mặc dầu Gióp là người giàu có, khoẻ mạnh, và dường như an ninh, đời sống ông bị nhiều tai vạ ụp đến. Đây thực sự không phải là một vấn đề của cấp độ nguy hiểm mà một người phải đối diện với. Tại sao vậy? Vì không có sự bảo hộ của Đức Chúa Trời, Satan sẽ áp sát ngay vào đời sống của quí vị và của tôi bất luận chúng ta tưởng mình đang được an ninh đến ngần nào – dầu đang lái xe hoặc cỡi mô tô hay lái máy bay hoặc đi bộ bằng hai chân vững vàng ở trên đất. Chỉ một trận động đất nhỏ thôi sẽ chứng tỏ điều đó.
            Thi thiên 68.19-20 là hai câu rất quí báu đối với tôi. Thực vậy, tôi nhớ tới hai câu Kinh thánh nầy mỗi lần tôi leo lên chiếc Honda Interstate, vợ tôi và tôi đã dùng nó đi gần hết miền Tây nước Mỹ.
            “Đáng ngợi khen Chúa thay, là Đấng hằng ngày gánh gánh nặng của chúng tôi, tức là Đức Chúa Trời, sự cứu rỗi của chúng tôi. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời giải cứu chúng tôi; Ấy là nhờ Chúa Giê-hô-va mà loài người được tránh khỏi sự chết”.
(4) Tuy nhiên, sự thực nầy không có ý nói chúng ta được tự do thử Chúa bằng cách lạm dụng ân điển của Ngài qua hành động vô ý và dại dột. Chúng ta phải hành động với sẽ dè dặt và cẩn thận trong bất cứ điều chi chúng ta làm. Vì lẽ ấy, tôi sẽ không bước ra trước mặt chiếc xe 18 bánh hay ném mình xuống từ toà nhà cao tầng kia rồi trông mong Đức Chúa Trời đến giải cứu tôi. Khi tôi lái xe, tôi sẽ cài dây an toàn vào, không những vì đấy là luật, mà vì đấy còn là khôn ngoan nữa. Khi lái xe mô tô, tôi sẽ đội nón bảo hộ, quan sát gã kia, rồi tìm cách lái cho an toàn. Chúa chúng ta đã đối mặt với chính sự cám dỗ bởi Ma quỉ.
            Mathiơ 4.5-7: “Ma quỉ bèn đem Ngài vào nơi thành thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi; vì có lời chép rằng: Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, thì các đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, kẻo chân ngươi vấp nhằm đá chăng. Đức Chúa Jêsus phán: Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi”.
            Đức tin tin vào các lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng nó không lạm dụng Chúa bằng cách đòi hỏi những lời hứa của Ngài cũng không thử Chúa bằng cách không dè dặt, phòng xa.
(5) Đức Chúa Trời đã hứa ở cùng chúng ta, ban thiên sứ Ngài gìn giữ chúng ta. Tuy nhiên, bởi ý muốn và chương trình của Đức Chúa Trời và vì các mục đích riêng của Ngài, Ngài có thể cho phép tai vạ và đau khổ như Ngài đã làm với Giô-sép, Gióp, Phierơ và Phaolô. Nhưng dầu thế, kết quả không bao giờ nằm trong cấp độ nguy hiểm, trừ phi chúng ta thử Đức Chúa Trời bằng cách lạm dụng Ngài qua sự hành động vô ý vô tứ. Dầu tới mực ấy, Đức Chúa Trời đã chọn nắm lấy quyền tể trị.
            Những gì chúng ta cần là hai con mắt đức tin để nhìn xem và tin theo Đức Chúa Trời đối với các mối nguy hiểm thực mà Satan cùng các đạo binh của hắn sẽ mang lại nghịch cùng đời sống của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng cần hai con mắt của đức tin để tin theo Đức Chúa Trời vì sự hiện diện thực, thiêng liêng, quyền tể trị của Ngài, và chương trình khôn ngoan, và sự tiếp trợ toàn năng của Ngài.

***